Khởi nguồn Giả thuyết thế giới công bằng

Từ sau khi nhà triết học Pyrrhon Sextus Empiricus phản đối niềm tin thế giới công bằng vào khoảng năm 180, nhiều nhà triết học và lý thuyết xã hội học khác đã chứng kiến và thừa nhận hiện tượng niềm tin này.[3] Giữa thế kỷ XIX, giả thuyết thế giới công bằng đã trở thành trọng tâm nghiên cứu của ngành tâm lý học xã hội nhờ công trình của Lerner. Trong đạo đức học Aristotle, "công lý" là nguyên tắc của mọi trí huệ - ý thức đạo đức sâu bên trong bản chất của loài động vật xã hội lý tính: con người.[4]

Melvin Lerner

Vì ngành tâm lý học xã hi khi đó chỉ thường nghiên cứu về các tương tác xã hội tiêu cực, Lerner đã chuyển sang nghiên cứu niềm tin công lý và thuyết thế giới công bằng.[5] Ông coi công trình này là phiên bản mở rộng của thí nghiệm phục tùng Milgram và mong muốn tìm hiểu vì sao các chế độ tàn ác gây ra đau khổ lại có được sự ủng hộ của dân chúng, và do đâu mọi người lại chấp nhận các chuẩn mực và luật lệ đó.[6]

Trong suốt quá trình nghiên cứu, Lerner nhiều lần bị ảnh hưởng bởi xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân của những người ngoài cuộc. Khi còn thực tập tâm lý lâm sàng, ông đã được quan sát các bác sĩ đồng nghiệp điều trị bệnh nhân tâm thần. Theo Lerner, những bác sĩ này là những người tốt, có học thức, nhưng lại thường cho rằng bệnh nhân đau khổ là do họ.[7] Lerner cũng rất ngạc nhiên khi nghe các học sinh giễu cợt người nghèo, nhưng dường như không hề biết đến khái niệm bạo lực hệ thống[Chú thích 1] - thứ gây ra vấn nạn.[5] Trong một nghiên cứu về phần thưởng, ông cho các đối tượng thấy cảnh hai người đàn ông thực hiện các câu đố trí tuệ, rồi chọn một trong hai người đó để thưởng tiền. Những người quan sát đã nhận định người được thưởng thông minh hơn, hoặc có tài năng hơn người kia, dù đã được thông báo rõ ràng rằng người nhận đã được chọn một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.[8][9] Các lý thuyết tâm lý xã hội khi đó, gồm cả thuyết bất hòa nhận thức, không thể giải thích đầy đủ những hiện tượng này.[9] Vì muốn hiểu được nguyên nhân, Lerner tiến hành những thí nghiệm đầu tiên về khái niệm giả thuyết thế giới công bằng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giả thuyết thế giới công bằng http://inesad.edu.bo/developmentroast/wp-content/u... http://web.mit.edu/curhan/www/docs/Articles/biases... http://www.units.muohio.edu/psybersite/justworld/i... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... http://www.scu.edu/ethics/publications/iie/v3n2/ju... http://www.peplaulab.ucla.edu/Publications_files/R... http://www.peplaulab.ucla.edu/Publications_files/R... http://www.lps.univ-savoie.fr/uploads/PDF/576.pdf